Văn hóa - xã hội

Lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận Trung tâm thiết kế, sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm mỹ nghệ xã Sơn Đồng
Ngày đăng 07/06/2024 | 13:57  | View count: 134

Sáng 07/6, Sở Công thương thành phố Hà Nội phối hợp với UBND huyện Hoài Đức tổ chức lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận cho Trung tâm thiết kế, sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm mỹ nghệ xã Sơn Đồng. Về dự buổi lễ có đồng chí Trần Thị Phương Lan-Quyền Giám đốc Sở Công Thương thành phố; đồng chí Nguyễn Trung Thuận-Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện uỷ, Phó Chủ tịch UBND huyện; đồng chí Khuất Trọng Kiên-Huyện ủy viên, Trưởng phòng Kinh tế huyện cùng các đồng chí lãnh đạo một số phòng, ban, ngành huyện; lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ xã, Hội làng nghề, chi hội nghệ nhân thợ giỏi và các cá nhân có sản phẩm OCOP trên địa bàn.

Văn nghệ chào mừng

Đồng chí Trần Thị Phương Lan-Quyền Giám đốc Sở Công Thương Thành phố

tặng hoa chúc mừng

Đồng chí Nguyễn Trung Thuận- UV Ban Thường vụ Huyện uỷ, Phó chủ tịch UBND huyện tặng hoa chúc mừng

Các đồng chí lãnh đạo xã tặng hoa chúc mừng

Hoài Đức là một huyện có 51/53 làng có nghề, trong đó 12 làng nghề được thành phố công nhận là làng nghề truyền thống. Tiêu biểu làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng có lịch sử tồn tại và phát triển hàng trăm năm. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ nổi tiếng khắp trong và ngoài nước, chiếm phần lớn lượng tiêu thụ trong nước về tượng, đồ thờ cúng hoành phi, câu đối, án gian, cửa võng, sơn son thếp vàng, thếp bạc, phủ màu hoàng kim, phục vụ đời sống văn hoá tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân và được nhiều khách hàng quốc tế ưa chuộng, đặc biệt là các quốc gia có nền Phật giáo phát triển.

Đồng chí Trần Thị Phương Lan-Quyền Giám đốc Sở Công Thương thành phố

phát biểu chào mừng

Năm 2007, làng nghề Sơn Đồng được sách Kỷ lục Việt Nam ghi danh “Làng nghề tạc tượng và đồ thờ phụng Phật giáo lớn nhất Việt Nam". Hiện nay, làng nghề Sơn Đồng có hơn 4.000 lao động làm nghề thủ công mỹ nghệ thường xuyên, trong đó có nhiều thợ giỏi, thợ được tôn vinh, phong tặng danh hiệu nghệ nhân đã góp phần vào phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương và tạo việc làm cho nhiều lao động.

Đồng chí Trần Thị Phương Lan-Quyền Giám đốc Sở Công Thương thành phố

và đồng chí Nguyễn Trung Thuận-Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện uỷ, Phó Chủ tịch UBND huyện trao giấy chứng nhận

 

Đại biểu dự buổi lễ

Để tạo môi trường liên kết giữa nghệ nhân, đội ngũ thiết kế trẻ với tinh thần khởi nghiệp, phát huy ưu thế văn hóa địa phương, khát vọng phát triển kinh tế. Ngày 28/12/2023, Sở Công thương thành phố Hà Nội đã ra Quyết định số 717/QĐ-SCT về việc công nhận 10 mô hình cho Trung tâm thiết kế, sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du dịch xã Sơn Đồng. Trong đó, 4 mô hình đạt 4 sao, 6 mô hình đạt 3 sao.

Đồng chí Nguyễn Trung Thuận-Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện uỷ, Phó chủ tịch UBND huyện phát biểu

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Trung Thuận-Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện uỷ, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Sự kiện công bố quyết định và trao giấy chứng nhận cho Trung tâm thiết kế, sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm mỹ nghệ Sơn Đồng được tổ chức nhằm nâng cao giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, làng nghề, xây dựng chuỗi liên kết từ thiết kế sáng tạo, sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước và quốc tế trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển hoạt động du lịch trải nghiệm trong kinh tế tuần hoàn.

Đồng chí Nguyễn Trung Đa-Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã phát biểu

Để mô hình Trung tâm thiết kế, sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm mỹ nghệ Sơn Đồng ngày càng phát triển, đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện đề nghị: Đảng ủy, HĐND, UBND xã Sơn Đồng tiếp tục tạo điều kiện cho Trung tâm thiết kế sáng tạo của xã trong hoạt động cũng như hỗ trợ đảm bảo cảnh quan, môi trường, ANTT, PCCC, truyền thông, kết nối, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, liên kết với các tỉnh thành trên cả nước để giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường làng nghề; Sớm thành lập Ban quản lý và xây dựng quy chế quản lý đảm bảo hiệu quả; Có giải pháp thực hiện tốt công tác thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm góp phần phát huy giá trị văn hoá truyền thống của làng nghề. Bên cạnh đó, mô hình Trung tâm thiết kế xã không ngừng hỗ trợ nhau trong việc trau dồi kinh nghiệm, phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và đổi mới, sáng tạo, xứng đáng là mô hình điểm để huyện triển khai nhân rộng các mô hình trên địa bàn các xã, thị trấn, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, xây dựng huyện thành quận theo Đề án của thành phố Hà Nội./.

Chu Hồng

  Bản đồ hành chính

  PHẦN MỀM TÁC NGHIỆP

  THƯ VIỆN ẢNH

  Thời tiết

Hà Nội
Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh