DI TÍCH LỊCH SỬ

QUÁN GIÁ – XÃ YÊN SỞ
Ngày đăng 15/10/2018 | 11:07  | View count: 5332

Quán Giá nằm giữa khu rừng giá, sát chân đê sông đáy về phía bãi. Thuộc địa phận xã Yên Sở, huyện Đan Phượng, phủ Quốc Oai, sau thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông cũ. Nhưng hiện nay là xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

Quán Giá nằm giữa khu rừng giá, sát chân đê sông đáy về phía bãi. Thuộc địa phận xã Yên Sở, huyện Đan Phượng, phủ Quốc Oai, sau thuộc  phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông cũ. Nhưng hiện nay là xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

Cụm di tích Quán Giá – Rừng Giá tồn tại đến ngày nay đã trải qua cả 1 thời kỳ lịch sử khá dài của đất nước. Đặc biệt là từ sau thế kỷ 11 (đời vua Lý Nhân Tông). Cụm di tích luôn được quan tâm của làng cổ Sở cũng như các triều đại vua. Vị thần hoàng của làng đã được nhiều lần ban sắc, cụm di tích luôn được tu sửa và hoàn thiện dần. Hiện nay những kiến trúc cổ xưa chỉ còn gìn giữ được khu nền cổ, còn kiến trúc của các toàn nhà đã thay đổi. Còn 2 dãy tả Mạc có niên đại từ thế kỷ 17 (thời Lê).

Theo các nguồn tư liệu có trong di tích và nhiều nguồn tư liệu khác thì:

Quán giá Yên Sở lúc đầu chỉ là một ngôi miếu nhỏ xây dựng lên (cạnh mộ của Lý Phục Man, xung quanh mộ được trồng cây) để tưởng nhớ người con quê hương đã hy sinh anh dũng vì nền độc lập của nước nhà.

Trải qua một thời gian dài tồn tại đến năm 1016, đời vua Lý Thái Tổ nhân 1 lần đi qua vùng Cổ Sở, ông đã cho xây dựng lại các tòa của khu đền quán Giá, dựng tượng vị anh hùng. Giữa thế kỷ 13, vua Trần Thái Tôn cho xây dựng tiếp tiền đường. Đến thời Lê xây tiếp hai dãy hành lang (1668), cửa tam quan (1672), dãy cột đồng trụ (1682), đúc ngựa đồng (1707), mãng đồng hứng nước (1803).

Khu di tích Quán giá hiện nay vẫn giữ nguyên được kết cấu trúc cảnh quan ban đầu: tam quan; sân, và nhiều dãy nhà ngang dọc cấu thành.

Mở đầu là bộ tam quan cột đồng trụ khá lớn xây nối liền với 2 bức tường gạch, nhìn ra 1 sân cỏ lớn, quay theo hướng Tây – Nam (Tam quan có phong cách nghệ thuật thế kỷ 19). Từ tam quan này, qua 1 sân cỏ (khoảng 20m) tới bộ tam quan thứ 2. Tam quan làm kiểu có mái che (4 mái) trống xung quanh, làm trên nền cao 0.80m. Đi về phía 2 bên của nhà làm quan cổng chính là 2 cổng phụ, nối liền với bức tường gạch. Trên thân của bức tường kéo từ cổng phụ (cả 2 bên) gắn 49 mảng đất nung có trang trí (hiện mất 3 mảng). Bức tường đông có 23 mảnh (mất 1 mảnh), bức tường tây có 26 mảnh(mất 2 mảnh), trong có 12 viên trang trí lá hoa chanh, 2 viên khắc chữ nho, 3 viên trang trí hoa xen cách điệu, 6 viên hình trạm khắc các hoạt cảnh sinh hoạt dân dã, chim thú: lân, voi, khỉ, ngựa...Các mảng trang trí này được sắp xếp theo chiều kim đồng hồ, nghĩa là để cho người xem đi theo chiền tranh liên hoàn. Theo bài viết của Nguyễn Duy Minh (viện Khảo cổ học) thì các mảng trang trí là những phật thoại và nho thoại.

Từ tam quan theo đường chính đạo qua 1 sân cỏ là tới sân rồng. Sân rồng được làm cao hơn (khoảng 0.40m). Hai bên là 2 dãy nhà giải vũ nằm song song, mỗi dãy gồm 12 gian tường hồi bít đốc, có niên đại xây dựng từ thời Lê.

Khu Đình chính được cấu trúc gồm Đại Đình, Trung Đình và Thượng Đình, bố cục theo kiểu chữ công.

Nhà Đại Đình có nền cao hơn sân Rồng, 0.30m ngôi nhà Đại Đình này mới được xây dựng gần đây trên nền ngôi đền cũ gồm 5 gian tường hồi bít đốc. Phía trước và sau không có tường bao các bộ vì kèo được làm đơn giản. Có 2 hàng cột xây bằng gạch để đỡ các hoành mái.

Trung đường gồm 3 gian, mái lợp tôn theo kiểu vòn cuốn nền cao hơn Đại Đình 0.50m.

Nối trung đường và thượng điện là dãy nhà dọc 3 gian. Gian giáp trung Đình được làm đầu đao, trên các đầu đao được gắn linh vật. Gian phía trong được làm gắn với thượng điện.

Toà thượng điện gồm 5 gian. Các bộ vì kèo được làm kết cấu theo kiểu giá chiêng chồng giường và vì kéo quá giang. Riêng 3 gian giữa làm khám gỗ, phía trong đặt 3 pho tượng gỗ, giữa là đức thần Hoàng làng, 2 bên là 2 pho tượng công chúa Phương Dung và Á Nương, các thị nữ, 2 vệ sĩ của ngài cùng các đồ tế tự.

Trong cấu trúc của quán còn có dãy nhà ở của các tuần đình, tuần rừng, nhà bia phía bên phải của toà thượng điện. Bên trái có dãy nhà để ngựa, dãy nhà bếp phục vụ cho ngày lễ hội.

Qua bức tường bao quanh di tích là khu rừng cấm (Rừng giá). Rừng giá có diện tích là 20 mẫu bắc bộ. Xunh quanh rừng có 3 dãy tre ken nhau bao bọc lấy khu rừng.

Hiện nay, Quán Giá xã Yên Sở huyện Hoài Đức Thành phố Hà Nội là di tích lịch sử văn hoá Quốc gia.

Sưu tầm Hồ sơ khảo sát Ban Quản lý di tích – Sở Văn hoá Hà Nội