DI TÍCH LỊCH SỬ

ĐÌNH GIANG XÁ
Ngày đăng 12/10/2018 | 11:03  | View count: 4111

Đình thuộc thôn Giang Xá, thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức. Trước kia Giang Xá là một xx thuộc tổng Kim Thìa, huyện Hoài Đức, trấn Sơn Tây, sau chuyển sang huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Từ Hà Đông đi về huyện lỵ Hoài Đức, thôn Giang Xá ở ngay trước trụ sở UBND huyện.

Đình thuộc thôn Giang Xá, thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức. Trước kia Giang Xá là một xx thuộc tổng Kim Thìa, huyện Hoài Đức, trấn Sơn Tây, sau chuyển sang huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Từ Hà Đông đi về huyện lỵ Hoài Đức, thôn Giang Xá ở ngay trước trụ sở UBND huyện.

Đình ở ngay đầu làng. Vừa qua cổng làng đã tiếp cận với khuôn viên đình. Đầu tiên là khoảng sân hẹp với cây si lớn, sau đó là chiếc giếng vuông theo dạng giếng đất được xây gạch có thành bao quanh hai góc, trong đó có hệ thống bậc lên xuống. Chính giữa giếng đang xây một nhà bia nổi có cầu từ gốc si đi vào, khi hoàn thành sẽ án ngữ phía ngoài đình như một chấn phong. Xung quanh giếng có đường bao quanh, từ giữa đoạn đường phía sau giếng được xây hai trụ hoa biểu cỡ to làm cửa đình. Từ trụ hoa biểu chạy sang hai bên, rồi vòng về đằng sau bao cả Hậu cung là bức tường thấp làm gianh giới nội vi đình. Vừa qua cổng, hai góc sân trước đình là hai nhà Tả - Hữu và có tưởng bao quanh trổ cửa phía trước như nhà kho hay nhà làm việc. Cuối sân đình là kiến trúc chính bề thế gồm Đại đình giao với Hậu Cung kiểu chữ đinh.

Đại đình dàn ngang 5 gian lại thêm 2 dĩ, bộ mái xèo rộng, kéo xuống thấp, tỏa về bốn phía, tạo các hoa đao uốn bay cổ kính mà duyên dáng. Phía trước lắp cánh cửa bức bàn, hai bên và phía sau xây tường Hậu Cung. Từ giữa tường hồi có cửa phụ để ra vào thường ngày, trừ gian giữa là lòng đình lát gạch đến cột cái trong, phần còn lại và các gian bên có sàn gỗ ba cấp cao dần ra xung quanh.

Lòng đình mở rộng, mỗi vì có 6 hàng cột. Các phần vì nóc theo kiểu giá chiêng kết hợp với chồng giường, thì phần từ cột cái ra cột quân ở gian giữa và nửa đình bên phải làm theo kiểu chống giường, còn nửa đình bên trái lại theo kiểu kẻ, trong khi đó nóc từ cột quân ra cột cái ở cả 4 phía xung quanh đều là kẻ, như thế đỡ mái hiên không có đầu bẩy mà toàn đầu kẻ. Đuôi kẻ là nghé chạm đầu rồng ngắn, còn gian giữa và gian bên phải có những chiếc đầu dư chạm lộng hình rồng cầu kỳ. Trên xà đùi cạnh cột chốn các gian bên có tượng ngựa và voi, đặc biệt phần cốn của gian giữa các giường xếp xít thành cốn mê chạm rồng hổ, mây lửa và nhiều hoạt cảnh của con người rất sống động. Để phục vụ việc chiêm bái của người vào đình, hai cốn ngoài chạm mặt trong nhìn xuống lòng giếng, hai cốn trong chạm mặt ngoài nhìn ra gian bên. Các cốn ở trước cửa cung cũng chạm tương tự, đều thuộc nghệ thuật cuối thế kỷ XVII.

Từ cột cái trong của gian giữa trở vào là khu vực thờ, có cửa võng phong cách thời Nguyễn cầu kỳ, chạm tứ linh, thiếp vàng lộng lẫy. Hậu cung ba gian chạy dọc có cửa ngăn với ngoài, trong có gác lửng đặt long ngai bài vị thành hoàng là Lý Nam Đế ngày thường thờ ở đền, ngày tết và dịp lễ hội mới rước về đình. Tương truyền Giang Xá là nơi Lý Bí đã sống hồi hàn vi, từ đây ông triệu tập nghĩa quân và phát động cuộc khởi nghĩa thắng lợi xây dựng nền độc lập dân tộc và mở đầu niên hiệu của mình, như các đại tự trên hai bức hoành phi:

“Vạn Xuân triệu thống

Thiên Đức kiến nguyên”

Nghĩa là:

“Đặt nền Vạn Xuân

Mở hiệu Thiên Đức”

Sưu tầm Di tích Hà Tây