TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT

TÍNH HUỐNG PHÁP LUẬT: LĨNH VỰC HỘ TỊCH
Publish date 05/04/2022 | 08:16  | View count: 1309

        Câu hỏi 1: Đăng ký khai sinh kết hợp cha nhận con:

Khi yêu anh T, tôi không biết anh đã có vợ. Khi tôi sinh con với anh T và cùng anh ấy ra UBND xã để nhận con và khai sinh cho cháu thì chị M đến UBND xã nói chị là vợ có đăng ký kết hôn với anh T và yêu cầu không được cho anh T nhận con, đồng thời nói sẽ đề nghị Tòa án xem xét giải quyết. Xin hỏi yêu cầu của chị M có đúng pháp luật không?

Trả lời:

Trước hết, cần khẳng định cháu bé do chị sinh ra là con ngoài giá thú, chưa xác định được người cha. Do đó, theo quy định tại Điều 13 của Luật Trẻ em năm 2016, thì “Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.”

Tại Điều 89 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì trong việc xác định quan hệ cha, mẹ, con, Toà án chỉ thụ lý giải quyết khi việc nhận cha, mẹ, con đó có tranh chấp giữa các bên trong quan hệ này.

Mặt khác, tại khoản 2 Điều 91, của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định quyền nhận con: “2. Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.”

Còn trong trường hợp việc cha, mẹ nhận con hoặc con nhận cha, mẹ có sự tự nguyện giữa các bên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan đăng ký hộ tịch thông qua thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con được quy định tại Điều 24, Điều 25 Luật Hộ tịch, cụ thể như sau:

“Điều 24. Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con

Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con:

 Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Câu hỏi 2: Đăng ký lại khai sinh

Tôi đang thực hiện đăng ký lại khai sinh cho mẹ tôi. Mẹ tôi không nhớ ngày tháng sinh và các giấy tờ của mẹ tôi chỉ có năm sinh. Tôi muốn hỏi: trường hợp mẹ tôi không có ngày, tháng sinh thì có thêm được ngày, tháng sinh khi khai sinh lại không.

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 26 Luật hộ tịch thì: "4. Trường hợp người yêu cầu có bản sao Giấy khai sinh trước đây được cấp hợp lệ thì nội dung đăng ký khai sinh được ghi theo nội dung bản sao Giấy khai sinh; phần khai về cha, mẹ được ghi theo thời điểm đăng ký lại khai sinh. 5. Trường hợp người yêu cầu không có bản sao Giấy khai sinh nhưng hồ sơ, giấy tờ cá nhân có sự thống nhất về nội dung khai sinh thì đăng ký lại theo nội dung đó. Nếu hồ sơ, giấy tờ không thống nhất về nội dung khai sinh thì nội dung khai sinh được xác định theo hồ sơ, giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chính thức hợp lệ đầu tiên; riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì nội dung khai sinh được xác định theo văn bản của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị".
             Do vậy, về nguyên tắc, khi thực hiện thủ tục đăng ký lại khai sinh, cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ ghi thông tin của người yêu cầu đăng ký lại khai sinh trên cơ sở các giấy tờ do người đó nộp, xuất trình. Trường hợp thông tin của mẹ bạn không có thông tin về ngày, tháng sinh và muốn được bổ sung ngày, tháng sinh thì mẹ bạn liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi đăng ký hộ tịch trước đây để được xem xét, hướng dẫn thực hiện.

  Bản đồ hành chính

  PHẦN MỀM TÁC NGHIỆP

  THƯ VIỆN ẢNH

  Thời tiết

Hà Nội
Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh