Kinh tế - chính trị

Lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch nguồn chức danh Ủy viên BTV quận, huyện, thị ủy và đảng ủy trực thuộc Thành ủy nhiệm kỳ 2025 - 2030 nghiên cứu khảo sát thực tế tại huyện
Ngày đăng 06/11/2023 | 09:30  | View count: 182

           Sáng 04/11, Đoàn cán bộ, học viên lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch nguồn chức danh ủy viên BTV quận, huyện, thị ủy và đảng ủy trực thuộc Thành ủy nhiệm kỳ 2025 – 2030 do đồng chí Triệu Thị Ngọc – Phó Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy làm Trưởng đoàn đã có buổi nghiên cứu khảo sát thực tế tại huyện Hoài Đức.

Đại biểu dự buổi làm việc

Dự tiếp đoàn có đồng chí Nguyễn Trúc Anh - Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy; đồng chí Trần Văn Nghĩa – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Nguyễn Hoàng Trường -  Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy; lãnh đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện.

Đoàn làm lễ dâng hương tại Quán Giá (đền Giá) xã Yên Sở

          Trước khi vào làm việc, Đoàn đã di dâng hương tại Quán Giá (đền Giá) xã Yên Sở - di tích lịch sử văn hoá quốc gia, nơi tôn thờ tướng công Lý Phục Man – người con ưu tú của quê hương làng Giá – người anh hùng dân tộc đã có công giúp Lý Bôn làm nên cuộc khởi nghĩa năm Nhâm Tuất (542) đánh đuổi quân Lâm Ấp ra  khỏi bờ cõi dựng nên nhà nước Vạn Xuân – nhà nước độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Đồng thời tìm hiểu về công tác xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Yên Sở.

Các đồng chí trong đoàn công tác tặng quà lưu niệm cho huyện

       Về làm việc tại hội trường Trung tâm VHTT&TT huyện, đoàn công tác được xem phóng sự: Hoài Đức đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh xây dựng huyện theo hướng đô thị, hiện đại.

Đồng chí Triệu Thị Ngọc – Phó Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy phát biểu tại buổi làm việc

         Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, huyện Hoài Đức đã nỗ lực vươn lên, tạo những bước chuyển mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng sống của người dân. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện tăng bình quân trên 10%/năm. Kinh tế chuyển dịch đúng hướng, duy trì mức tăng trưởng khá và tương đối bền vững. Đến năm 2023 tổng giá trị sản xuất là 31.209 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người/năm ước đạt 78 triệu đồng. Đến nay, huyện có 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu, 7 xã đạt nông thôn mới nâng cao. Hiện huyện đang phấn đấu, năm 2023 hoàn thành thêm 2 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 9 xã nông thôn mới nâng cao. Giai đoạn 2024-2025 phấn đấu hoàn thành thêm 3 xã nông thôn mới nâng cao và hoàn thành huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Hiện nay, toàn huyện Hoài Đức có 52/54 làng có nghề, trong đó có 12 làng nghề đã được UBND thành phố công nhận. Nhận diện, phát triển các mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh để sản xuất các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có lợi thế để đạt tiêu chuẩn OCOP, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, huyện Hoài Đức đã triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm. Đến nay, huyện có 95 sản phẩm OCOP của 36 doanh nghiệp và hợp tác xã, cơ sở sản xuất tại 14/20 xã, thị trấn trên địa bàn được công nhận. Trong đó, sản phẩm thực phẩm chiếm 90%, đây là các sản phẩm đặc sắc đến từ các làng nghề truyền thống của huyện. Cùng với đó, huyện Hoài Đức đã chú trọng đầu tư nâng cấp, đầu tư xây dựng mới hạ tầng, vì vậy đến nay huyện có 1 khu trung tâm văn hóa - thể thao huyện, 6 trung tâm văn hóa các xã (đang tiếp tục đầu tư 8 nhà văn hóa trung tâm các xã), 130 nhà văn hóa thôn, tổ dân phố và 6 nhà sinh hoạt cộng đồng của 6 tổ dân phố mới được thành lập. Số trường công lập đạt chuẩn Quốc gia đạt 80,5%. Hiện huyện có 20/20 trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia về y tế.

Huyện Hoài Đức đang triển khai xây dựng 8 tuyến đường giao thông khung gồm: Đường vành đai 3.5 (chiều dài 4,9 km rộng 60 m) nối từ QL32- Đại lộ Thăng Long dự kiến hoàn thành năm 2024. Hoàn thành cải tạo nâng cấp kết hợp giao thông tuyến đê Tả Đáy (dài 16,7 km rộng 9m từ Đan Phượng- Hà Đông). Đồng thời, đang thi công 5 tuyến giao thông khung, mặt cắt ngang rộng trung bình 40-50 m dự kiến hoàn thành năm 2024-2025. Huyện cũng đang triển khai nâng cấp, cải tạo 49,3km đường thành phố quản lý; toàn bộ các tuyến đường huyện, xã, thị trấn được bê tông hóa, nhựa hóa; mở mới 9 tuyến đường với chiều dài 25,2km. Đến nay, tổng số đường giao thông trên địa bàn huyện là 825,5km, đạt tỷ lệ 9,72km/km2, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của Nhân dân. 100% các tuyến đường trên địa bàn huyện đều đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đồng bộ với hệ thống chiếu sáng, đảm bảo kết nối với trung tâm hành chính các xã trên địa bàn huyện và các huyện lân cận. 100% các xã, thị trấn có hệ thống cung cấp nước sạch, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt 92%... Đến nay huyện đã đạt 26/31 tiêu chí để trở thành quận. 18/20 xã, thị trấn đáp ứng mức tối thiểu của tiêu chí thành lập phường.

Đ/c Nguyễn Mạnh Hùng – Lớp trưởng lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch nguồn chức danh ủy viên BTV quận, huyện, thị ủy

và đảng ủy trực thuộc Thành ủy nhiệm kỳ 2025 - 2030 phát biểu cảm ơn huyện Hoài Đức

         Tại buổi nghiên cứu khảo sát thực tế tại huyện, đồng chí Triệu Thị Ngọc – Phó Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy và các đồng chí trong lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch nguồn chức danh ủy viên BTV quận, huyện, thị ủy và đảng ủy trực thuộc Thành ủy nhiệm kỳ 2025 - 2030 ghi nhận và đánh gía cao kết quả của huyện đạt được trong thời gian qua. Đồng thời cảm ơn sự chu đáo đón tiếp đoàn về nghiên cứu thực tế tại huyện.

          Thông qua buổi nghiên cứu khảo sát thực tế tại huyện giúp các học viên có điều kiện trao đổi về kinh nghiệm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phát triển đảng viên; công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, phòng - an ninh; cơ chế, chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, quá trình xây dựng huyện trở thành quận, xã thành phường, xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh./.

Đỗ Hạnh

  Bản đồ hành chính

  PHẦN MỀM TÁC NGHIỆP

  THƯ VIỆN ẢNH

  Thời tiết

Hà Nội
Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh