TÀI LIỆU PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
Từ tháng 12/2022 có 01 Nghị định của Chính phủ; 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 01 Quyết định của Kiểm toán nhà nước và 14 Thông tư có hiệu lực thi hành, trong đó có một số nội dung đáng chú ý như sau:
- Quyết định số 21/2022/QĐ-TTg ngày 09/11/2022 của Thủ tưởng Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải Đường thủy nội địa. Theo đó:
Quyết định này quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa tại Việt Nam. Đối tượng áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giao thông vận tải đường thủy nội địa trên phạm vi toàn quốc.
Cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa: Được tiếp cận nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa nhằm kết nối thuận lợi, hiệu quả đến các phương thức vận tải khác, đặc biệt là với hệ thống cảng biển; Ưu tiên bố trí vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa để cải tạo, nâng cấp luồng đường thủy nội địa trên các tuyến vận tải chính theo Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát và quy hoạch các bến khách ngang sông tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, chưa có điều kiện phát triển, đầu tư các loại hình giao thông khác vào quy hoạch của địa phương, để đảm bảo việc đầu tư mới các bến khách này phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 12 Luật Đầu tư công năm 2020 trong trường hợp sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 12 năm 2022 và bãi bỏ Quyết định số 47/2015/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa.
- Thông tư số 06/2022/TT-BTNTM ngày 30/6/2022 của Bộ Tài nguyên môi trường: Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000. Theo đó:
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định kỹ thuật về nội dung và ký hiệu của bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 được biên tập từ cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1: 100.000.
Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thành lập, lưu trữ, quản lý, cung cấp, sử dụng bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000.
Bên cạnh đó, độ chính xác của bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 gồm: Độ chính xác của bản đồ địa hình trên đất liền, đảo, quần đảo; Độ chính xác của bản đồ địa hình đáy biển.
Khi kiểm tra, sai số giới hạn về mặt phẳng và độ cao của các đối tượng địa lý không được phép vượt quá 2,5 lần sai số trung phương. Số lượng các trường hợp có sai số lớn hơn 2,0 lần sai số trung phương không vượt quá 5% tổng số các trường hợp kiểm tra. Trong mọi trường hợp các sai số đều không được mang tính hệ thống.
Bản đồ địa hình quốc gia dạng số ở định dạng GeoTIFF độ phân giải từ 300 dpi trở lên và định dạng GeoPDF. Mỗi mảnh bản đồ địa hình quốc gia dạng số có một tệp siêu dữ liệu kèm theo.
Ngoài ra, bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 được thành lập từ cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bao gồm các nhóm lớp dữ liệu sau: Nhóm lớp cơ sở toán học; Nhóm lớp dữ liệu biên giới quốc gia, địa giới hành chính; Nhóm lớp dữ liệu dân cư; Nhóm lớp dữ liệu địa hình; Nhóm lớp dữ liệu giao thông; Nhóm lớp dữ liệu phủ thực vật; Nhóm lớp dữ liệu thủy văn.
Thông Tư có hiệu lực từ ngày 30/12/2022.
- Thông tư số 08/2022/TT-BNV ngày 19/9/2022 của Bộ Nội vụ: sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2019/TT-BNV ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định tặng Kỷ niệm chương về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ. Theo đó:
Thông tư sửa đổi, bổ sung 3/4 loại Kỷ niệm chương, gồm: Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Tổ chức nhà nước”, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo”, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn thư, Lưu trữ”.
Thông tư cũng quy định, Văn phòng Bộ Nội vụ tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị của các đơn vị, báo cáo Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Nội vụ xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị khen thưởng đầy đủ, đúng quy định của các đơn vị.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nội vụ để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Thông Tư có hiệu lực từ ngày 01/12/2022.
- Thông tư 15/2022/TT-BNNPTNN ngày 24/10/2022của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn: Quy định về việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong.
Theo thông tư này, Phòng thử nghiệm trực thuộc Cục Thú y tham gia triển khai Chương trình giám sát mật ong xuất khẩu: phải được công nhận phù hợp theo Tiêu chuẩn ISO 17025; sử dụng các phép thử phải được phê duyệt phương pháp theo quy định;
Phòng thử nghiệm không thuộc quy định tại điểm a khoản này: phải được công nhận phù hợp theo Tiêu chuẩn ISO 17025; có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, lĩnh vực thử nghiệm liên quan đến các chỉ tiêu giám sát của kế hoạch giám sát hằng năm được phê duyệt.
Cơ sở nuôi ong, thu mua mật ong: giám sát việc thực hiện nội dung đã cam kết theo quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT và theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
Cơ sở chế biến mật ong
a) Việc kiểm tra thông qua hoạt động kiểm tra để cấp Giấy chứng nhận điều kiện VSTY (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận VSTY);
b) Việc giám sát điều kiện VSTY thực hiện theo quy định tại Điều 38 Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y (sau đây viết tắt là Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT) được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 của Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT ngày 14/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT (sau đây viết tắt là Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT);
c) Việc kiểm tra, giám sát VSTY và ATTP đối với cơ sở đã được cấp các loại Giấy chứng nhận có giá trị tương đương Giấy chứng nhận VSTY thực hiện theo yêu cầu của bên nhập khẩu hoặc tổ chức, cá nhân xuất khẩu;
Giấy chứng nhận có giá trị tương đương Giấy chứng nhận VSTY gồm các loại giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 10/12/2022.
- Thông tư số 67/2022/TT-BTC ngày 07/11/2022 của Bộ Tài chính: Hướng dẫn về nghĩa vụ thuế khi doanh nghiệp trích lập và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Theo đó:
Ngày 07/11/2022, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 67/2022/TT-BTC hướng dẫn về nghĩa vụ thuế khi doanh nghiệp trích lập và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
Theo đó, doanh nghiệp hằng năm được trích theo tỷ lệ phần trăm tính trên thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp để tạo nguồn Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, cụ thể như sau: Đối với doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện trích từ 3% đến 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; Đối với các doanh nghiệp không thuộc đối tượng trên thì doanh nghiệp tự quyết định mức trích cụ thể nhưng tối đa không quá 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.
Bên cạnh đó, trong thời hạn 05 năm kể từ khi trích lập Quỹ mà doanh nghiệp không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% khoản trích Quỹ hằng năm thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách Nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên khoản thu nhập đã trích nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% khoản trích Quỹ hằng năm, đồng thời phải nộp tiền lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó.
Ngoài ra, lãi suất tính tiền lãi phát sinh đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp thu hồi tính trên phần Quỹ không sử dụng hết là lãi suất trái phiếu kho bạc loại kỳ hạn một năm áp dụng tại thời điểm thu hồi và thời gian tính lãi là 02 năm theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 23/12/2022.
- Quyết định số 02/2022/QĐ-KTNN ngày 03/11/2022của kiểm toán nhà nước: Ban hành Quy định theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. Theo đó:
Trình tự tổ chức theo dõi việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán như sau:
- Thu thập, tổng hợp thông tin về kết luận, kiến nghị kiểm toán và tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
- Đánh giá tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
- Tổ chức các hoạt động nhằm đảm bảo hiệu quả, hiệu lực việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, bao gồm:
+ Phân công bộ phận giúp việc theo dõi, đôn đốc thực hiện kiến nghị kiểm toán;
+ Trả lời bằng văn bản đối với báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán;
+ Đôn đốc hoặc kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán;
+ Xử lý khiếu nại, kiến nghị về kết luận, kiến nghị kiểm toán.
(Hiện nay quy định bao gồm: đôn đốc hoặc kiểm tra việc thực hiện; xử lý khiếu nại, kiến nghị của đơn vị được kiểm toán về kết luận, kiến nghị kiểm toán).
- Thực hiện cập nhật và thiết lập cơ sở dữ liệu về kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán (Quy định mới)
- Tổng hợp, báo cáo kết
quả việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
Quyết định 02/2022/QĐ-KTNN có hiệu lực ngày 18/12/2022, thay thế Quyết định 07/2016/QĐ-KTNN ngày 14/12/2016.
Phòng Tư pháp tổng hợp
Video nổi bật
Các chuyên mục
Thời tiết
Hà Nội | |
Đà Nẵng | |
TP Hồ Chí Minh |