Quy hoạch - đô thị

UBND huyện tổ chức khởi công xây dựng Gói thầu: Khai quật di dời di chỉ khảo cổ Vườn chuối thuộc phạm vi Dự án Xây dựng tuyến đường Vành đai 3.5 (các đoạn Km0+600 – Km1+700; Km2+050 – Km2+550; Km3+340 – Km5+500)
Publish date 19/03/2024 | 16:37  | View count: 156

          Sáng 19/3, UBND huyện tổ chức khởi công Gói thầu: Khai quật di dời di chỉ khảo cổ Vườn Chuối thuộc phạm vi Dự án Xây dựng tuyến đường Vành đai 3.5 (các đoạn Km0+600 – Km1+700; Km2+050 – Km2+550; Km3+340 – Km5+500) huyện Hoài Đức.

Các đồng chí lãnh đạo và các đơn vị thực hiện dự án   làm lễ trước khi khởi công

 Dự lễ khởi công có Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Văn Liêm - Ủy viên Hội đồng di sản Văn hóa Quốc gia – Tổng Biên tập tạp chí Khảo cổ học; Tiến sỹ Hà Văn Cẩn – Phó Viện trưởng phụ trách Viện Khảo cổ học, đồng chí Nguyễn Tiến Đà – Giám đốc Bảo tàng Hà Nội, đại diện Sở Văn hóa thể thao, đồng chí Nguyễn Anh - Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện; lãnh đạo một số phòng, ban huyện; Thường trực Đảng uỷ, HĐND, lãnh đạo UBND, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Lai Xá, xã Kim Chung.

Các đồng chí lãnh đạo và các đơn vị thực hiện nghi thức  khởi công Dự án

          Trong phạm vi thực hiện dự án tuyến đường Vành đai 3.5 (đoạn qua huyện Hoài Đức) có khoảng 6.000 m2 thuộc Di chỉ Vườn Chuối. Để có thể thi công hoàn thành dự án tuyến đường Vành đai 3.5 cần thiết phải khai quật, di dời các di vật tại khu vực này. Được sự chấp thuận cho phép khai quật của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Quyết định số 520/QĐ-BVHTTDL ngày 6/3/2024, UBND huyện Hoài Đức đã giao Trung tâm phát triển quỹ đất huyện là đại diện chủ đầu tư, đã tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng theo đúng quy định. Trong đó đã lựa chọn được tư vấn giám sát là Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và phục chế công trình Việt; Đơn vị thi công là Viện khảo cổ. Thời gian thi công xây dựng công trình là 330 ngày kể từ ngày khởi công. Quy mô khai quật khoảng 6.000m2. Phương pháp thực hiện khảo cổ học: Mở hố khai quạt tại hiện trường là chính (khai quật thủ công, hạn chế tối đa việc sử dụng các phương tiện cơ giới). Giải pháp khai quật: Vị trí khai quật được thiết kế thành 60 hố, đào mỗi hố có diện tích 100m2 (10m x 10m), được mở theo dạng ô bàn cờ trên toàn bộ khu vực phát lộ di tích trong khu vực thi công tuyến đường Vành đai 3.5. Độ sâu khai quật từ 1,5m đến trên 3m. Cụ thể từ tháng 3/2024 – 7/2024 khai quật từ hố H01 đến H20, từ tháng 7/2024 đến 11/2024 khai quạt từ hố H21 đến hố H40, từ tháng 11/2024 đến tháng 3/2025 khai quật từ hố H41 đến hố H60. Thực hiện quy trình số hóa (Scan) 3D và dựng cơ sở dữ liệu số hóa khu vực đã khai quật nghiên cứu. Tổng mức đầu tư trên 28,5 tỷ đồng. Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật, Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tránh để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc và báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật đó.

Đồng chí Nguyễn Anh - Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện phát biểu tại buổi lễ

Đồng chí Nguyễn Tiến Đà – Giám đốc Bảo tàng Hà Nội phát biểu

Đồng chí Nguyễn Đình Hoàn – Phó Chủ tịch UBND xã Kim Chung phát biểu

         Dự án được thực hiện không chỉ tạo ra mặt bằng để triển khai thi công hoàn thành  tuyến đường Vành đai 3.5 (đoạn qua huyện Hoài Đức) mà việc khai quật, chỉnh lý, nghiên cứu di vật góp thêm một phần tư liệu phục vụ trưng bày, tuyên truyền và hiểu rõ hơn về một giai đoạn lịch sử của Hà Nội và đất nước Việt Nam./.

Đỗ Hạnh

 

 

 

  Bản đồ hành chính

  PHẦN MỀM TÁC NGHIỆP

  THƯ VIỆN ẢNH

  Thời tiết

Hà Nội
Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh