Đảng - đoàn thể

Hội Nông dân huyện Hoài Đức tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg, 5 năm thực hiện Nghị quyết 04, 05, 06 của BCH Trung ương Hội (khóa VII); Hướng dẫn sử dụng ứng dụng nền tảng số Nông dân Việt Nam và ứng dụng Dân Việt mobile app
Ngày đăng 23/07/2024 | 17:38  | View count: 93

Sáng 23/7, Hội Nông dân huyện Hoài Đức tổ chức hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 04, 05, 06 của BCH Trung ương Hội (khóa VII) về xây dựng tổ chức Hội Nông dân Việt Nam trong sạch, vững mạnh; Hướng dẫn sử dụng ứng dụng nền tảng số Nông dân Việt Nam (App Nông dân Việt Nam, phần mềm quản lý hội viên VIVAS) và ứng dụng đọc tin tức Dân Việt mobile app

Toàn cảnh hội nghị

Đến dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Nguyễn Thị Thanh - Huyện uỷ viên, Chủ tịch Hội Nông dân huyện, các đồng chí thường trực Đảng uỷ, HĐND, lãnh đạo UBND, UB MTTQ các ban, ngành, đoàn thể xã, các đồng chí trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Hội Nông dân huyện, chủ tịch Hội Nông dân các xã, thị trấn và đại diện hội nông dân tiêu biểu kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện

Các đại biểu tới dự hội nghị

Trong 5 năm qua, bám sát vào sự chỉ đạo của Hội cấp trên, Hội Nông dân huyện đã triển khai thực hiện có hiệu quả việc xây dựng tổ chức Hội Nông dân huyện ngày càng vững mạnh. Đến nay toàn huyện có 07 Chi hội Nông dân nghề nghiệp với 295 thành viên tham gia; 84 Tổ Hội nghề nghiệp với 902 thành viên tham gia, trong đó: thành lập mới sau khi ban hành Nghị quyết 04 là 04 Chi hội. Hội Nông dân huyện thường xuyên chủ động phối hợp với các phòng, ban, ngành, trung tâm tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ HND cơ sở, các Chi hội trưởng Chi hội trên địa bàn huyện. Huyện thường xuyên quan tâm, hỗ trợ nguồn lực trong việc xây dựng và phát triển mô hình Chi Hội Nông dân nghề nghiệp,Tổ Hội Nông dân nghề nghiệp. Hiện nay có 263 hội viên tham gia Chi Hội Nông dân nghề nghiệp, Tổ Hội Nông dân nghề nghiệp được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh với tổng số tiền 8.760 triệu đồng, trong đó: nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân cho 105 hội viên vay với số tiền 5.050 triệu đồng; Ngân hàng Chính sách xã hội cho 146 hội viên vay với số tiền 3.010 triệu đồng… Các mô hình chăn nuôi tiếp tục được đầu tư nâng cao hiệu quả, các làng nghề truyền thống tiếp tục được duy trì và phát triển đáp ứng nhu cầu của nhân dân, giải quyết một phần lao động trong nông thôn đặc biệt là các địa phương bị thu hồi nhiều đất nông nghiệp. Chương trình mỗi xã một sản phẩm được hội Nông dân huyện tập trung chỉ đạo thực hiện, đến nay đã hoàn thiện hồ sơ đánh giá, phân hạng được 114 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có nhiều sản phẩm của các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Huyện đang duy trì 04 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các xã An Khánh, Cát Quế, Sơn Đồng và Di Trạch.

 

Đoàn Hội Nông dân huyện đi thăm mô hình trồng nho An Thượng

Hoạt động các chi, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp từng bước đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh của hội viên, nông dân. Thông qua hoạt động của chi, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp đã và đang thu hút nhiều hộ nông dân tham gia vào tổ chức Hội, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi, tổ hội, góp phần phát triển các mô hình kinh tế tập thể, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, giúp hội viên nông dân mở rộng quy mô sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm,… Hàng năm, Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện xây dựng kế hoạch thực hiện mô hình cơ sở Hội, Chi, tổ hội vững mạnh và nâng cao chất lượng hội viên trên toàn huyện. Hội Nông dân huyện chọn một số cơ sở Hội làm điểm thực hiện và chỉ đạo cơ sở Hội chọn chi Hội và tổ Hội làm mô hình điểm.

Hội Nông dân huyện và cơ sở luôn nâng cao năng lực hoạt động, tăng cường tham mưu đối với cấp ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác Hội. Đội ngũ cán bộ Hội các cấp trong huyện luôn nâng cao trình độ kiến thức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức Hội không ngừng được xây dựng, củng cố và ngày càng phát triển. Tổ chức Hội ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng của hội viên, nông dân. Nhìn chung phần lớn cán bộ Hội các cấp, hội viên, nông dân trong huyện có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tích cực tham gia đóng góp xây dựng tổ chức Hội và tham gia các phong trào do Hội phát động ở địa phương, cần cù sáng tạo trong lao động, mạnh dạn mở rộng ngành nghề và phát triển sản xuất đa canh, đa dạng theo định hướng XHCN.

Đồng chí Kiều Văn Tâm – Chuyên viên Hội Nông dân thành phố Hà Nội  truyền đạt các kiến thức về ứng dụng nền tảng số

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được giới thiệu, hướng dẫn cách đăng nhập, sử dụng những chức năng cơ bản của ứng dụng Nền tảng số “Nông dân Việt Nam” trên các thiết bị di động, bao gồm: Truy cập dịch vụ; Tin tức; Thông báo; Công tác Hội; Hội thoại chat… Bên cạnh đó, App “Nông dân Việt Nam” còn có nhiều tính năng mới như: Mục Thư viện tài liệu (sẽ giúp hiển thị các file có trong tài liệu đó); mục Tư vấn pháp luật (có Thanh tìm kiếm câu hỏi giúp xem chi tiết nội dung câu hỏi); mục Đánh giá doanh nghiệp (giúp hiển thị các thông tin của doanh nghiệp đó như: Thông tin chung, sản phẩm nổi bật, biểu đồ thống kê đánh giá doanh nghiệp, các tiêu chí đánh giá); mục Báo cáo thống kê (để xem chi tiết báo cáo hội viên); mục vay vốn…

Đồng chí Nguyễn Thị Thanh - Huyện uỷ viên, Chủ tịch Hội Nông dân huyện  phát biểu ý kiến chỉ đạo

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Thanh - Huyện uỷ viên, Chủ tịch Hội Nông dân huyện  đề nghị thời gian tới các cấp Hội Nông dân huyện tiếp tục củng cố, phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động của các chi, tổ Hội Nông dân. Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt, nâng cao chất lượng hội viên. Nâng cao chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ tham mưu về công tác tổ chức xây dựng Hội các cấp. Chủ động, tích cực tham mưu cho các cấp ủy và tổ chức đảng xây dựng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân các cấp trong huyện có đủ tiêu chuẩn, tiêu chí theo quy định. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước gắn với các phong trào, nhiệm vụ trọng tâm của Hội. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ giúp hội viên phát triển kinh tế.

Áp dụng chuyển đổi số đã và đang là giải pháp tích cực, khắc phục điểm yếu cố hữu của nền sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Từ đó, hình thành chuỗi giá trị, chuỗi liên kết sản xuất hiệu quả trong nông nghiệp.  Với vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ là một trong những yếu tố then chốt, giúp người nông dân, các trang trại, Hợp tác xã nâng cao năng suất, chất lượng; đồng thời, tối ưu hóa hoạt động sản xuất, giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận, tạo hiệu quả sản xuất cao hơn. Ứng dụng Nền tảng số “Nông dân Việt Nam” chính là nền tảng đột phá dành riêng cho cán bộ, hội viên Hội NDVN. App “Nông dân Việt Nam” cũng được ví như một “trợ lý ảo” của hàng triệu hộ hội viên, nông dân trong cả nước.

Cao Tùng

  Bản đồ hành chính

  PHẦN MỀM TÁC NGHIỆP

  THƯ VIỆN ẢNH

  Thời tiết

Hà Nội
Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh